Thông Báo Của Cục Bảo Vệ Thực Vật

Công văn số 816/BVTV-TTra về góp ý Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật

Để đảm bảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật được ban hành và có hiệu lực thi hành đúng thời gian, Cục Bảo vệ thực vật đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng Dự thảo 1 Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật. Cục Bảo vệ thực vật đề nghị Chi cục Bảo vệ thực vật các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các phòng chức năng; các đơn vị trực thuộc Cục đóng góp ý kiến cho Dự thảo Nghị định nêu trên.

 

Ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ dưới đây trước ngày 10 tháng 6 năm 2014:

Phòng Thanh tra- Pháp chế, Cục Bảo vệ thực vật

Số 149 Hồ Đắc Di, Đống Đa, Hà Nội

Email: ttpc.bvtv@mard.gov.vn

Dự thảo:

CHÍNH PHỦ

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc       Số:        /2014/NĐ-CPHà Nội, ngày      tháng     năm 2014

DỰ THẢO

26/5/2014

 

 

 

 

 

NGHỊ ĐỊNH

Quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật ngày 25 tháng 11 năm 2013;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật,

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật về cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật; công bố dịch hại thực vật; kinh phí chống dịch; tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu; cấm xuất khẩu, nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.

Điều 2Đối tượng áp dụng

Tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến hoạt động bảo vệ và kiểm dịch thực vật tại Việt Nam.

Điều 3. Hệ thống cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật

  1. Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vậtở trung ương trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực phòng, chống sinh vật gây hại thực vật; kiểm dịch thực vật và quản lý thuốc bảo vệ thực vật trên toàn quốc.
  2. Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vậtở cấp tỉnh trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chức năng tham mưu và  tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực phòng, chống sinh vật gây hại thực vật; kiểm dịch thực vật nội địa và quản lý thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan chuyên ngành bảo vệ vàkiểm dịch thực vật ở trung ương.
  3. Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vậtcấp huyện trực thuộc cơ quanchuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp tỉnh có chức năng giúp Thủ trưởng cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp tỉnh thực hiện công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực phòng, chống sinh vật gây hại thực vật; kiểm dịch thực vật nội địa và quản lý thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn một hoặc một số huyện.
  4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của cơ quanchuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vậtở địa phương.

Chương 2

CÔNG BỐ DỊCH HẠI THỰC VẬT, KINH PHÍ CHỐNG DỊCH

Điều 4. Điều kiện công bố dịch hại thực vật

  1. 1. Đối vớisinh vật gây hạithực vật không thuộc đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc sinh vật gây hại lạ
  2. a) Sinh vật gây hại thực vật gia tăng bất thường cả về số lượng, diện tích, mức độ cây trồng bị thiệt hại và có nguy cơ lây lan nhanh trên diện rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, môi trường, đời sống nhân dân, vượt quá khả năng kiểm soát của chủ thực vật.
  3. b) Các biện pháp quản lý sinh vật gây hại đã được chủ thực vật áp dụng theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật nhưng chưa đạt hiệu quả, phải áp dụng các biện pháp khẩn cấp,bắt buộc chủ thực vật, tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn có dịch thực hiện nghiêm chỉnh trong một thời gian nhất định để nhanh chóng khống chế, dập tắt dịch.
  4. 2. Đối với sinh vật gây hại thực vật thuộc đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc sinh vật gây hại lạ

Khi phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc sinh vật gây hại lạ xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam, có nguy cơ thiết lập quần thể, lây lan ra diện rộng phải áp dụng các biện pháp khẩn cấp, bắt buộc chủ thực vật, tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn công bố dịch thực hiện nghiêm chỉnh để nhanh chóng bao vây và xử lý triệt để đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc sinh vật gây hại lạ.

Điều 5. Trình tự, thủ tục công bố dịch hại thực vật

  1. Trình tự, thủ tục
  2. a) Căn cứ vào quy định tại Điều 4 Nghị định này,Cơ quan chuyênngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở cấp tỉnh trình Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình dịch hại, các số liệu thực tế chứng minh đủ điều kiện công bố dịch và sự cần thiết phải công bố dịch, đề xuất phạm vi công bố dịch và các giải pháp chống dịch.

 

 

  1. b)Người có thẩm quyền công bố dịchquy định tại khoản 2, Điều 17 của Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật căn cứ vào báo cáo của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương hoặc báo cáo của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định công bố dịch.

Trong trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền công bố dịch thành lập hội đồng tư vấn để lấy ý kiến. Hội đồng do người có thẩm quyền công bố dịch  hoặc cấp phó của người đó làm Chủ tịch, thủ trưởng cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương hoặc Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Phó chủ tịch, thành viên là đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan và các chuyên gia có kinh nghiệm trong phòng, chống dịch hại thực vật.

Hội đồng tư vấn có trách nhiệm xem xét báo cáo của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật, đề xuất với người có thẩm quyền về việc công bố dịch, phạm vi công bố dịch, các giải pháp chống dịch.

  1. Quyết định công bố dịch
  2. a)Nội dung củaquyết định công bố dịch bao gồm: sinh vật gây hại thực vật, đối tượng bị hại, phạm vi công bố dịch, các giải pháp chống dịch, hiệu lực của quyết định.
  3. b) Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi công bố dịch, Quyết định công bố dịch phải được thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúngcủa trung ương và địa phương;chính quyền địa phương nơi công bố dịch phải thông báo cho chủ thực vật, tổ chức, các nhân có liên quan trên địa bàn biết và thực hiện.
  4. Công bố hết dịch
  5. a) Khi dịch hại thực vật đã được khống chế và không còn nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng thìcơ quan chuyên ngànhbảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương hoặc Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình người có thẩm quyền công bố dịch công bố hết dịch.
  6. b) Quyết định công bố hết dịch phải được thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúngcủa trung ương và địa phương.

Điều 6. Kinh phí chống dịch

  1. Nguồn kinh phí chống dịch
  2. a) Ngân sách Nhà nước.
  3. b) Kinh phí của chủ thực vật.
  4. c) Đóng góp, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài, tổ chức quốc tế và các nguồn hợp pháp khác.
  5. Đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí chống dịch:
  6. a)Chủ thực vậttrong vùng công bố dịch có thực vật bị thiệt hại do dịch hại gây ra hoặc buộc phải áp biện pháp chống dịch theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  7. b)Ngườitham gia chống dịch.
  8. Nội dung được hỗ trợ
  9. a)Tuyên truyền, tập huấn,tổ chức chống dịch.
  10. b)Phương tiện,thuốc bảo vệ thực vật để chống dịch.
  11. c)Thực vật bị thiệt hại hoặc bị buộc phải xử lý theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  12. d) Hỗ trợ giống cây trồng.
  13. Mứchỗ trợ
  14. a) Đối với các nội dung hỗ trợ đã có chế độ, tiêu chuẩn do Nhà nước qui định thì chi theo qui định.
  15. b) Đối với những nội dung chưa có qui định về mức hỗ trợ thìBộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
  16. Nguồn kinh phítừ ngân sách nhà nước
  17. a)Kinh phí chống dịch tại địa phương doChủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí từ nguồn ngân sách dự phòng của địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

Trường hợp vượt quá khả năng tài chính của địa phương thì Chủ tịch UBND tỉnh báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình  Thủ tướng Chính phủ quyết định hỗ trợ .

  1. b)Kinh phíchi cho các hoạt động chống dịch của các cơ quan trung ương bố trí từ nguồn ngân sách trung ương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
  2. 6. Nguồn kinh phícủa chủ thực vật

Chủ thực vật phải chủ động các khoản chi phí khác để chống dịch ngoài nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, kinh phí tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài, tổ chức quốc tế.

  1. Nguồn kinh phí đóng góp, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài, tổ chức quốc tế và các nguồn hợp pháp khác.
  2. a) Đối với nguồnđóng góp, tài trợcủa các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
  3. b) Đối với các nguồnđóng góp,tài trợ hợp pháp khác được thực hiện theo yêu cầu của nhà tài trợ.

Chương 3

 QUY ĐỊNH VIỆC TẠM NGỪNG HOẶC CẤM

NHẬP KHẨU, XUẤT KHẨU HOẶC CHO PHÉP TIẾP TỤC XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU VẬT THỂ THUỘC DIỆN KIỂM DỊCH THỰC VẬT

 

Điều 7Điều kiện, thẩm quyền tạm ngừng xuất khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật

  1. Vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật thuộc một trong các trường hợp sau thì tạmngừng xuất khẩu:
  2. a)Vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật có nguy cơ cao mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu và chưa có biện pháp xử lý triệt để.
  3. b)Vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vậtđã bị cảnh báo vi phạm quy định của nước nhập khẩu mà chưa có biện pháp khắc phục triệt để nguyên nhân vi phạm và có nguy cơ làm mất thị trường xuất khẩu.
  4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôncó thẩm quyền quyết định việc tạm ngừng xuất khẩu.

Điều 8. Điều kiện, thẩm quyền dỡ bỏ việc tạm ngừng xuất khẩu

  1. Tổ chức, cá nhân có vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vậttạm ngừngxuất khẩu đã thực hiện đầy đủ các biện pháp khắc phục theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật có thẩm quyền.
  2. Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ởtrung ương kiểm tra, giám sát, xác nhậnviệc thực hiện các biện pháp khắc phục và báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét cho phép tiếp tục xuất khẩu.

Điều 9. Điều kiện, thẩm quyền cấm xuất khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật

  1. Vật thể thuộc diệnkiểm dịch thực vậtthuộc một trong các trường hợp sau thì bị cấm xuất khẩu:
  2. a) Vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật thuộc Danh mục cấm nhập khẩu của  nước nhập khẩu.
Mục nhập này đã được đăng trong$ s. Đánh dấu trang permalink .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *