Ông Nguyễn Văn Sơn
Chủ Tịch VIPA
TRỤ SỞ CHÍNH
Tầng 3, số nhà 120, đường Võ Chí Công, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội
Điện thoại: 0967.002.886 (Mr Sơn); Emai: vietnam.vipa@gmail.com; Website: https://vipa.vn
- THÔNG TIN CHUNG:
Hội Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật Việt Nam (VIPA) được thành lập ngày 09/08/2006 (theo Quyết định số 1100/QĐ-BNV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ). Tổ chức và hoạt động của Hội (kể từ khi thành lập) thực hiện theo quy định tại Điều lệ Hội, được Bộ Nội vụ phê duyệt (Quyết định số 1542/QĐ-BNV ngày 12/12/2006), và hiện nay là Điều lệ (sửa đổi, bổ sung), được Bộ Nội vụ phê duyệt theo Quyết định số 741/QĐ- BNV, ngày 15 tháng 9 năm 2023.
- Về tư cách pháp nhân, VIPA là tổ chức Hội thuộc sự quản lý của Bộ Nội vụ;
- Về Chuyên môn ngành nghề, VIPA thuộc sự quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT theo quy định của pháp luật.
– Tên tiếng Việt: HỘI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VIỆT NAM.
– Tên giao dịch Quốc tế: VIETNAM PESTICIDE ASSOCIATION.
– Tên viết tắt: VIPA
– Điện thoại: 0967.002.886 (Mr Sơn)
– Emai: vietnam.vipa@gmail.com; Website: https://vipa.vn
– Trụ sở chính: Tầng 3, số nhà 120 đường Võ Chí Công, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội
– Văn phòng đại diện phía Nam: Tại trụ sở Công ty TNHH Tập đoàn An Nông; Lô H7, đường số 5, KCN Hải Sơn (GĐ 3+4), Ấp Bình Tiến 2, xã Đức Hoà Hạ, Huyện Đức Hoà, Tỉnh Long An. Điện thoại: 097.400.3311 (Mr Hoàng Hải)
– Tên tài khoản: Hội Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật Việt Nam
– Số tài khoản: 1200208006739. Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam, Chi nhánh sở giao dịch tại Hà Nội.
Trụ sở Văn phòng VIPA tại Hà Nội |
- CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ
Hội Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật Việt Nam là tổ chức xã hội – nghề nghiệp của các doanh nghiệp, công dân Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật. Hội có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng, hoạt động trên phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều lệ Hội được Bộ Nội vụ phê duyệt, cho phép ban hành.
- Xây dựng phát triển tổ chức Hội theo hướng tuyên truyền vận động về tôn chỉ, mục đích của hội để tập hợp hội viên. Đại diện cho hội viên, hoặc cử hội viên tham gia các hoạt động theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
- Hoạt động chính là sản xuất kinh doanh và nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sản xuất gia công thuốc BVTV, phát triển thị trường thuốc BVTV trong nước và quốc tế.
- Tham gia các hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội; Giữ vai trò là cầu nối giữa các doanh nghiệp hội viên với các cơ quan chức năng trong việc kiến nghị, đề xuất hoặc đóng góp ý kiến với các cơ quan quản lý Nhà nước xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật góp phần hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách liên quan đến hoạt động của Hội.
- Tham gia hoạt động hợp tác quốc tế tương ứng cùng lĩnh vực hoạt động của Hội, ký kết, thực hiện thoả thuận quốc tế trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên để trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ phát triển sản phẩm thuốc BVTV kịp thời, đáp ứng với yêu cầu của sản xuất nông nghiệp.
- Thành lập pháp nhân thuộc Hội theo quy định của pháp luật.
- Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của hội viên, hỗ trợ giúp đỡ hội viên trên tinh thần vận động, giáo dục hội viên chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của ngành nông nghiệp trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thuốc BVTV, hướng tới xây dựng nền công nghiệp sản xuất thuốc BVTV Quốc gia Việt Nam.
III. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN
Việt Nam là một nước nông nghiệp, thuốc Bảo vệ thực vật là vật tư quan trọng để bảo vệ mùa màng. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh thuốc BVTV cũng từng bước phát triển đáp ứng với yêu cầu của sản xuất, đến đầu những năm 2000, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật có xu hướng ngày càng tăng về số lượng, mở rộng về quy mô doanh nghiệp.
Trước thực trạng trên, sự ra đời của tổ chức Hiệp Hội, có tôn chỉ mục đích rõ ràng, đoàn kết hỗ trợ giúp đỡ nhau để phát triển ngành nghề. Đây là sự lựa chọn đúng đắn của những chủ thể doanh nghiệp có tâm huyết với ngành bảo vệ thực vật, tiếp nối truyền thống đạo lý kinh doanh của các bậc doanh nhân tiền bối nước ta “Buôn có bạn, bán có phường” của ngành vật tư Nông nghiệp Việt Nam.
– Ngày 10/09/2005 ông Trần Quang Hùng, Phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật Bảo vệ thực vật Việt Nam (VNPPA), được giao nhiệm vụ chuẩn bị và thực hiện các thủ tục tiến tới thành lập Hội Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật Việt Nam (Quyết định số 177/HBVTV-QĐ-TC).
– Ngày 16/01/2006 Bộ Nông nghiệp và PTNT ra quyết định số 175/QĐ-BNN-TCCB, do Thứ trưởng Bùi Bá Bổng ký “Công nhận Ban vận động thành lập Hội Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc BVTV Việt Nam”.
– Ngày 9/8/2006, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ đã ký Quyết định số 1100/QĐ-BNV; Về việc cho phép thành lập “Hội Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật Việt Nam”.
– Ngày 22/09/2006, thực hiện Quyết định của Bộ Nội vụ, Hội Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật Việt Nam đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất, tại Hà Nội; Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành trung ương Hội, ông Trần Quang Hùng được bầu làm Chủ tịch nhiệm kỳ lần thứ I của VIPA.
Đại hội đã thông qua dự thảo Điều lệ của Hội Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật Việt Nam, làm căn cứ cho mọi hoạt động của Hội. Điều lệ của Hội đã được Bộ Nội Vụ chính thức phê theo quyết định số 1542/QĐ-BNV ngày 12/12/2006.
– Ngày 24/05/2012 Đại hội Đại hội đại biểu toàn quốc nhiệm kỳ lần thứ hai của Hội được tổ chức thành công tại thành phố Hồ Chí Minh, ông Trần Quang Hùng tiếp tục được bầu là Chủ tịch VIPA nhiệm kỳ lần thứ II. Giai đoạn cuối nhiệm kỳ II (tháng 4 năm 2017), cố Chủ tịch Trần Quang Hùng nghỉ vì lý do sức khỏe; Ông Nguyễn Văn Sơn – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký giữ chức Quyền Chủ tịch Hội và trực tiếp cùng các Lãnh đạo chủ chốt của Hội điều hành mọi hoạt động của VIPA
– Ngày 26/10/2022 Đại hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Hội được tổ chức thành công tại thành phố Hồ Chí Minh. Ông Nguyễn Văn Sơn được Đại hội tín nhiệm bầu làm Chủ tịch VIPA nhiệm kỳ III (2022-2027). Đại hội nhiệm kỳ III đã thông qua dự thảo Điều lệ (sửa đổi, bố sung), đã được Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt theo Quyết định số 741/QĐ- BNV, ngày 15 tháng 9 năm 2023.
Ông Lê Văn Thiệt – Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật tặng hoa chúc mừng ông Nguyễn Văn Sơn được Đại hội tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch VIPA nhiệm kỳ III (2022-2027). |
VIPA tập trung phát triển hội viên trong phạm vi cả nước thông qua hoạt động tuyên truyền vận động các tổ chức cá nhân lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh thuốc BVTV, hiểu biết về tôn chỉ, mục đích của Hội, tự nguyện gia nhập Hội, xây dựng Hội ngày càng củng cố, kiện toàn và phát triển tổ chức về số lượng và đi vào chiều sâu, theo hướng nâng cao chất lượng và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức hội ngành.
Trải qua gần 20 năm từ khi thành lập, Hội Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật Việt Nam (VIPA) đã hoạt động được gần 03 nhiệm kỳ, có vai trò là cầu nối giữa cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp, đã có nhiều đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) cũng như cộng đồng doanh nghiệp ở Việt Nam.
- TỔ CHỨC CỦA HỘI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VIỆT NAM
Tổ chức của VIPA thực hiện theo quy định tại Chương IV, Điều lệ Hội (Quyết định số 1542/QĐ-BNV ngày 12/12/2006), và hiện nay là Chương IV, Điều lệ (sửa đổi, bổ sung), Quyết định số 741/QĐ- BNV, ngày 15 tháng 9 năm 2023, cơ cấu như sau:
- Ðại hội là Cơ quan lãnh đạo cao nhất của VIPA: Đại hội được tổ chức theo nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường ( Ðại hội biểu hoặc đại hội toàn thể, tùy theo điều kiện thực tế kỳ tổ chức đại hội)
- 2. Ban Lãnh đạo VIPA: Chủ tịch và các Phó Chủ tịch do đại hội bầu.
- Ban Chấp hành VIPA: Số lượng Ủy viên Ban Chấp hành do đại hội bầu.
- Ban Thường vụ VIPA: Số lượng Ủy viên Ban Thường vụ do BCH bầu.
- 5. Ban kiểm tra VIPA: Số lượng thành viên và nhiệm vụ của thành viên (Gồm Trưởng Ban và các Ủy viên) do Đại hội bầu.
- Hội viên VIPA: Hội viên là các tổ chức/doanh nghiệp và Hội viên cá nhân, gồm các thành phần:
6.1. Hội viên chính thức là các tổ chức, cá nhân trong nước:
- Các Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật;
- Các cơ quan nghiên cứu khoa học kỹ thuật lĩnh vực Bảo vệ thực vật;
- Hội viên cá nhân là các nhà khoa học Bảo vệ thực vật;
- Hội viên liên kết là các Doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài
BAN CHẤP HÀNH
Do Đại hội bầu trong số các hội viên chính thức của Hội. Ban Chấp hành tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội, Điều lệ Hội, lãnh đạo mọi hoạt động của Hội giữa hai kỳ Đại hội |
BAN KIỂM TRA
Ban Kiểm tra do Đại hội bầu trong số các hội viên chính thức của Hội. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Điều lệ Hội và các quy định của pháp luật |
ÐẠI HỘI (ĐẠI BIỂU HOẶC ĐẠI HỘI TOÀN THỂ)
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của VIPA. là Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường. Đại hội thông qua kết quả hoạt động của nhiệm kỳ, quyết định nhân sự và thông qua Nghị quyết hoạt động của Hội nhiệm kỳ tiếp theo |
HỆ THỐNG TỔ CHỨC
HỘI DOANH NGHIỆP SX&KD THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VIỆT NAM (VIPA) |
VĂN PHÒNG VIPAĐơn vị giúp việc của VIPA |
CÁC TỔ CHỨC THUỘC HỘIBan Tổ chức; Ban Khoa học CN và Ban Truyền thông |
HỘI VIÊN LÀ CÁC DOANH NGHIỆP SX&KD THUỐC BVTV |
HỘI VIÊN LIÊN KẾT LÀ CÁC DOANH NGHIỆP CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI |
HỘI VIÊN CÁ NHÂN LÀ CÁC NHÀ KHOA HỌC |
HỘI VIÊN LÀ CÁC CƠ QUAN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BVTV |
BAN THƯỜNG VỤ
Do Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban Chấp hành. Giúp Ban Chấp hành triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội, Điều lệ Hội, tổ chức thực hiện và lãnh đạo hoạt động của Hội |
|
Chủ tịch VIPA và các Phó Chủ tịch VIPA chuyên trách. | Các ủy viên Ban Thường vụ |
BAN LÃNH ĐẠO VIPA NHIỆM KỲ III (2022 – 2027)
ÔNG NGUYỄN QUỐC DŨNG
PHÓ CHỦ TỊCH KIÊM TỔNG THƯ KÝ VIPA |
ÔNG NGUYỄN VĂN SƠN
CHỦ TỊCH VIPA
|
ÔNG HOÀNG HẢI
PHÓ CHỦ TỊCH VIPA |
ÔNG LÊ VĂN THỊNH
PHÓ CHỦ TỊCH VIPA
|
ÔNG NGUYỄN ĐÌNH HẢI
PHÓ CHỦ TỊCH VIPA |
ÔNG NGUYỄN VIẾT NGHĨAPHÓ CHỦ TỊCH VIPA |