Chúng ta đang thổi phồng quá đáng những hậu quả của thuốc bảo vệ thực vật?

Ở Việt Nam, thuốc bảo vệ thực vật vẫn đang bị coi là tội đồ, nguyên nhân gây ra mọi hậu quả xấu, thổi phồng quá đáng những hậu quả. Họ gán cho sản phẩm này những tội mà chúng không có.

Ads (0:00)
Sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam đang lạm dụng nhiều phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hóa học - Ảnh: N.TRÍ

Sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam đang lạm dụng nhiều phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hóa học – Ảnh: N.TRÍ

Nhận định trên được ông Nguyễn Văn Sơn – chủ tịch Hội Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật Việt Nam – đưa ra tại tọa đàm “An toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp qua góc nhìn báo chí và truyền thông” do báo Kinh Tế & Đô Thị, Hiệp hội Nhà sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường Việt Nam tổ chức chiều 8-12.

Theo ông Sơn, thời gian nghiên cứu đến giới thiệu ra thị trường cho một thuốc bảo vệ thực vật mới có thể mất hơn 11 năm, với chi phí 283 triệu USD, cùng nhiều yêu cầu nghiêm ngặt.

Tuy nhiên, khi nhận thấy ưu điểm thuốc bảo vệ thực vật, người nông dân từ thăm dò sử dụng, đến ỷ lại, lạm dụng, dùng sai kỹ thuật, bỏ qua mọi biện pháp khác.

“Để nông nghiệp phát triển bền vững, thay vì tranh luận nên hay không nên dùng thuốc bảo vệ thực vật hóa học, chúng ta nên tìm giải pháp dùng thuốc thế nào để phát huy cao nhất hiệu quả kinh tế và kỹ thuật, đảm bảo an toàn cho người, vật nuôi và môi trường”, ông Sơn nói.

Đánh giá thuốc bảo vệ thực vật có vai trò lớn trong sản xuất, ông Lê Văn Thiệt – cục phó Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) – cho biết hiện công tác quản lý đối với mặt hàng này luôn được kiểm soát chặt chẽ ở tất cả các khâu từ đăng ký thuốc, cấp giấy phép khảo nghiệm, sản xuất, lưu hành, thu gom…

“Thời gian tới, theo chỉ đạo của Chính phủ, sản xuất theo chuỗi liên kết hướng đến nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn… phải sử dụng hài hòa giữa các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học và sinh học. Trong đó, sẽ có nhiều cơ chế để ưu tiên gia tăng sản xuất và sử dụng thuốc sinh học”, ông Thiệt thông tin.

Tại tọa đàm, TS Nguyễn Đăng Nghĩa – giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và tư vấn nông nghiệp nhiệt đới – cho rằng mức độ ô nhiễm môi trường do việc sử dụng ngày càng nhiều phân hóa học, thuốc trừ sâu… ngày càng lớn. Nhưng ở Việt Nam, cái khó là lượng phân hữu cơ được sản xuất quá ít so với nhu cầu.

“Cần phải có chiến lược và sách lược cho tiến độ sản xuất và cung ứng đầy đủ các chủng loại và sản lượng phân hữu cơ. Ngoài ra, cần sớm có một hệ thống chứng nhận có tính pháp lý, uy tín và được nước ngoài chấp nhận để thuận lợi cho việc xuất khẩu”, ông Nghĩa nói.

Ông Nguyễn Văn Sơn cũng cho rằng chiến lược của Chính phủ trong việc phát triển nền nông nghiệp xanh, bền vững và giá trị cao là hợp lý. Tuy nhiên, nông dân cần được tiếp cận kịp thời và bình đẳng với những giải pháp – công cụ canh tác tiên tiến nhất.

Cần sớm có chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tại tọa đàm, TS Nguyễn Đăng Nghĩa cho rằng kinh tế xanh, nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu mà ngành nông nghiệp Việt Nam phải đi theo để phát triển bền vững – hiệu quả.

“Chính phủ cần sớm có nghị định và chính sách mang tính đột phá dành cho việc phát triển nông nghiệp hữu cơ như quy hoạch vùng trồng, có chính sách khác biệt dành riêng cho từng đối tượng như nông dân, nhà đầu tư, doanh nghiệp nông nghiệp…

https://tuoitre.vn/cai-gi-xau-cung-do-loi-cho-thuoc-bao-ve-thuc-vat-20231208214753387.htm